TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA DŨNG TỔ CHỨC HỘI THI “GIỮ VỞ SẠCH – VIẾT CHỮ ĐÚNG – RÈN CHỮ ĐẸP” CẤP TRƯỜNG.

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thực hiện Công văn số 459/PGDĐT, ngày 09/8/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo  thành phố Quảng Ngãi về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục tiểu học;

Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-PGDĐT ngày 16/01/2024 của Phòng GD&ĐT thành phố Quảng Ngãi về Kế hoạch Hội thi “Viết chữ đúng. Rèn chữ đẹp” tiểu học thành phố năm học 2023-2024;

Nhằm tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả phong trào giữ vở sạch, rèn chữ đẹp trong nhà trường, Trường Tiểu học Nghĩa Dũng xây dựng kế hoạch tổ chức Hội  thi “Giữ vở sạch – Viết chữ đúng – Rèn chữ đẹp” cấp trường năm học 2023 – 2024.

Mục đích, yêu cầu

  1. Đẩy mạnh phong trào “Viết chữ đúng, viết chữ đẹp” trong trường tiểu học; trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày bài, vở sạch đẹp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
  2. Học sinh rèn luyện kỹ năng viết đúng: đúng tư thế ngồi, đúng thao tác viết như cầm bút, đặt bút, rê bút, nối nét để hình thành con chữ, hình thành từng câu, bài viết và đó là sản phẩm của chính các em thực hiện.
  3. Hình thành kỹ năng viết đẹp cho những em học sinh có năng khiếu, có khả năng sáng tạo, yêu thích cái đẹp qua từng nét chữ, bài văn mà em thực hành một sản phẩm độc đáo. Học sinh thích và yêu cái đẹp chữ viết không phải vì thi đua, điểm số.
  4. Huy động sự quan tâm hỗ trợ của cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “Luyện nét chữ, rèn nét người” cho học sinh, góp phần giáo dục thía độ quý trọng và giữu gìn vẻ đẹp của chữ viết dân tộc.
  5. Tổ chức hội thi theo yêu cầu đổi mới về hình thức nhẹ nhàng và phù hợp; đánh giá đúng thực chất của quá trình học tập và rèn chữ viết của học sinh và va việc dạy chữ của giáo viên trong nhà trường.
  6. Chú trọng công tác tuyên truyền, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm “Rèn chữ-giữ vở” giữa các lớp và giữa các gáo viên trong nhà trường. Duy trì thường xuyên việc trưng bày, triển lãm những kết quả đạt được của phong trào Vở sạch – Chữ đẹp.

 Thời gian tổ chức hội thi:

– Ngày 19/02/2024: Lập danh sách học sinh dự thi của lớp gửi về Ban Giám hiệu nhà trường.

– Ngày 20/02/2024: Ra các quyết định

– Ngày 20/02/2024: Lập danh sách phòng thi, thí sinh dự thi.

– Sáng ngày 21/02/2024: Hội đồng ra đề thi làm việc; In đề thi, niêm phong bì đựng đề thi

– Chiều ngày 21/02/2024: Chuẩn bị phòng thi, kiểm tra lại hồ sơ thi.

– Chiều ngày 22/02/2024: 14h00: Khai mạc và tổ chức thi.

– Chiều ngày 22/02/ 2024: 15h30: Hội đồng chấm thi làm việc.

– Ngày 23/02/2024: Hội đồng xét duyệt kết quả thi

Địa điểm khai mạc và tổ chức thi:

Trường Tiểu học Nghĩa Dũng

Đối tượng và số lượng dự thi:

– Đối tượng dự thi:

+ Học sinh: mỗi lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) chọn từ 5-7 em có kết quả bài luyện viết cao nhất lớp.

Nội dung và hình thức thi

a) Nội dung:

– Học sinh dự thi phải thi 2 phần:

* Phần 1: Thi vở học  đối với khối lớp 1,2,3,4,5.

* Phần 2: Thi 2 bài viết, mỗi bài trong thời gian 25 phút

– Học sinh dự thi thực hiện 2 bài viết, cụ thể:

Lớp 1: 

– Bài thi số 1:

+ Viết chữ cái thường: 02 dòng chữ cỡ vừa, chữ đứng, nét đều.

+ Viết vần: 02 dòng chữ cỡ vừa, chữ đứng, nét đều.

+ Viết từ ngữ: 02 dòng chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét đều.

+ Viết câu: 1 dòng chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét đều.

– Bài thi số 2: Chép đoạn thơ (văn) theo mẫu in sẵn khoảng

30 -35 chữ (chữ cỡ nhỏ) chữ đứng, nét đều.

Lớp 2: 

– Bài thi số 1:

+ Viết chữ hoa: 02 dòng chữ cỡ vừa (5 ô ly), chữ đứng, nét đều.

+ Viết từ ngữ: 02 dòng chữ cỡ vừa, chữ đứng, nét đều.

+ Viết câu: 03 lần chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét đều.

– Bài thi số 2: Nghe – Viết đoạn thơ (văn): Khoảng 50 – 55 chữ cỡ nhỏ; tự chọn (chữ nghiêng; nét chữ đều hoặc thanh, đậm).

Lớp 3

– Bài thi số 1:

+ Viết chữ cái hoa: 04 dòng (mỗi chữ 02 dòng) chữ cỡ nhỏ; chữ đứng, nét đều.

+ Viết từ ngữ: 03 dòng chữ cỡ nhỏ; chữ đứng, nét đều.

+ Viết 2 dòng thơ (hoặc câu văn): 03 lần, chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét dều.

– Bài thi số 2: Nghe – Viết đoạn thơ (văn): khoảng 65 – 70 chữ cỡ nhỏ; tự chọn (chữ nghiêng; nét chữ đều hoặc thanh, đậm).

Lớp 4: 

– Bài thi số 1: Nhìn viết đoạn thơ (văn): khoảng 85 – 100 chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét đều.

– Bài thi số 2: Nghe – viết đoạn thơ (văn) khoảng 85- 105 chữ cỡ nhỏ; tự chọn (chữ nghiêng; nét chữ đều hoặc thanh, đậm).

Lớp 5: 

– Bài thi số 1: Nhìn viết đoạn thơ (văn): khoảng 100 – 120 chữ cỡ nhỏ, chữ đứng, nét đều.

– Bài thi số 2: Nghe – viết đoạn thơ (văn) khoảng 100 -120 chữ cỡ nhỏ; tự chọn (chữ nghiêng; nét chữ đều hoặc thanh, đậm).

* Thời gian quy định cho mỗi bài thi viết (Từ lớp 1 đến lớp 5): 25 phút bài (không kể thời gian giao đề). Qui định cả 2 bài đều viết đúng và viết đẹp, mỗi bài được tính 10 điểm.

b) Hình thức tổ chức: 

– Các em tham dự được phân ngồi theo số báo danh của từng khối lớp và được giáo viên coi thi hướng dẫn, đọc chính tả theo đúng tốc độ qui định của yêu cầu cần đạt, chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối lớp.

– Giáo viên dự thi được bố trí phòng riêng và thực hiện theo yêu cầu của Ban tổ chức, ban coi thi và giám khảo Hội thi. Giáo viên sẽ được bốc thăm tên bài trước khi thực hiện bài thi số 2. Vì Vậy, giáo viên cần lưu ý các bài thơ trong chương trình môn Tiếng Việt của lớp đang giảng dạy, để hoàn thành bài thi.

Cơ cấu xét giải: Giải Nhất, Nhì, Ba

– Cách tính điểm:

Phần 1: Tính theo thang điểm 10

Phần 2: Tính theo thang điểm 20

* Điểm bình quân của 2 phần thi  = Điểm vở học + Điểm bài thi số 1 + Điểm bài thi số 2

+ Giải Nhất: Điểm bình quân từ 45 điểm đến 50 điểm.

+ Giải Nhì: Điểm bình quân từ 40 điểm đến dưới 45 điểm.

+ Giải Ba: Điểm bình quân từ 35 điểm đến dưới 40 điểm.

Một số hình ảnh của cuộc thi:


Chúc các em tham gia Hội thi có kết quả cao.